Rác thải điện tử gây ảnh hưởng gì?

Rác thải điện tử đang là một vấn đề được toàn cầu quan tâm vì rác thải điện tử – những gì còn lại sau những thành quả của nền công nghệ đã và đang đem lại nhiều mối nguy hại cho cuộc sống và sức khỏe con người.  Hôm nay chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một bài tổng hợp về rác thải điện tử gây ảnh hưởng gì, cụ thể về cách tái chế rác thải điện tử, định nghĩa về rác thải điện tử và các vấn đề khác xoay quanh việc xử lý nhé.

Xử lý rác thải điện tử có lợi ích gì ? 

Không những giúp bảo vệ môi trường mà xử lý rác  thải điện tử còn giúp tăng lợi nhuận kinh tế thông qua việc bán các kim loại thu hồi được. Trong quá trình thủy luyện và hỏa luyện có thể thu được nhiều kim loại mang tái chế và vàng. Nhiều phần trong rác thải công nghệ còn mới có thể được giữ lại dùng trong việc sản xuất các thiết bị mới, giúp sản xuất tiết kiệm được chi phí nguyên liệu.

>>Xem thêm: Xử lý ô nhiễm ánh sáng

Xử lý rác thải điện tử và những vấn đề liên quan 

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi xử lý rác thải điện tử. Trong số nhiều câu hỏi đó, Chúng tôi đã thống kê được 2 câu hỏi phổ biến nhất là rác thải điện tử là gì và nó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống.

Rác thải điện tử gây ảnh hưởng gì
Rác thải điện tử gây ảnh hưởng gì

Xử lý rác thải điện tử – nhận diện rác thải điện tử

Rác thải điện tử, hay rác thải công nghệ là các thiết bị điện, điện tử không còn được sử dụng do lỗi mốt hoặc bị hư hỏng và không còn khả năng phục hồi. Nguồn của rác thải điện tử là từ các hộ gia đình, văn phòng, công sở, hoặc các linh kiện bị lỗi của công ty sản xuất.

Xử lý rác thải điện tử – tác hại của rác thải điện tử

Trong rác thải điện tử chứa rất nhiều nguyên tố độc hại cao như: chì, thủy ngân, bari… Điển hình một chiếc điện thoại iPhone cũng đã bao gồm 17 chất hóa học  và các nhất hiếm như Neodymium, Europium, Xeri… nếu tích tụ ở liều lượng lớn đều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Như vậy, nếu rác thải điện tử không được xử lý,  các  chất độc có trong rác thải công nghiệp sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống.

Với đất, các thành phần nguy hiểm như asen, cadmium có trong chất thải điện tử sẽ làm suy yếu nguồn dinh dưỡng có trong đất, gây  ảnh hưởng đến cây cối nguồn thực phẩm cung cấp cho con người. Với nước, các chất độc như thủy ngân, chì, … khi hòa tan vào sông hồ biển sẽ làm ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật biển làm mất  bằng trong hệ sinh thái.

Bên cạnh đó, con người nếu sử dụng nguồn nước  sẽ có nguy cơ bị mắc các bệnh về gan, thận, não, úng thư…Với không khí, rác công nghệ khi đốt sẽ giải phóng hydrocacbon trong khí quyển, gây ô nhiễm không khí, tăng hiệu ứng nhà kính.

Xử lý rác thải điện tử bằng cách nào? 

Rác thải điện tử  sau khi thu gom sẽ được đưa vào nhà máy xử lý thực hiện tái chế. Có hai giải pháp xử lý rác thải điện tử là thủy luyện và hỏa luyện. Tùy theo loại và kích cỡ của rác thải mà các phương pháp  sẽ  có những yêu cầu khác nhau.

Rác thải điện tử gây ành hưởng gì
Rác thải điện tử gây ành hưởng gì

Xử lý rác thải điện tử bằng thủy luyện

Khi xử lý bằng kỹ thuật thủy luyện, rác thải điện tử sẽ được vào các chất oxi hóa mạnh như axit hoặc các chất dung môi hữu cơ để chuyển hóa kim loại thành dung dịch, sau đó kim loại sẽ được phục hồi bằng phương pháp hóa lý hoặc điện phân.

Hợp chất thu được khi thủy luyện rác thải điện tử phụ thuộc vào các giai đoạn thu hồi kim loại. Trong thực tế, một số công ty khi sử dụng giải pháp thủy phân nhận được  sản phẩm thu hồi là sulfate, trong khi Công ty khác thu được đồng thô khi thực hiện điện phân.

Mặc dù phương pháp thủy luyện có thể xử lý được rác thải từ công nghệ, nhưng nó lại khá nguy hiểm khi người thực hiện phải thường tiếp xúc với hóa chất và nhiệt độ cao. Bên cạnh đó giải pháp còn tạo ra nhiều kim loại nặng trong nước thải, vì vậy hiệu suất loại bỏ chất thải không được cao.

Xử lý rác thải điện tử bằng hỏa luyện

Khi sử dụng giải pháp này, rác thải điện tử sẽ được đưa vào lò đốt và trải qua hai giai đoạn đốt. Quá trình vận hành của lò đốt sẽ được tự động hóa. Sản phẩm thu được sẽ là các kim loại màu, kim loại quý có trong các bản mạch, điện thoại và vàng có trong máy tính. Ở nhiệt độ cao của lò đốt, các kim loại  như sắt đồng sẽ bị nóng chảy, tro được thu lại để hoàn nguyên kim loại quý. Khói từ lò đốt được xử lý trước khi thải ra môi trường hoặc giữ lại để lấy nhiệt. Xỉ từ lò đốt được tái chế một lần nữa hoặc dùng trong sản xuất gạch hoặc xi măng.

Cũng tương tự như phương pháp hỏa luyện, phương pháp thủy luyện có tỷ lệ thu hồi khá thấp và dễ gây ô nhiễm không khí bởi khói  và các hợp chất nhựa khi đốt rác thải điện tử xong và thả ra môi trường

Có nhiều phương pháp xử lý rác thải điện tử
Có nhiều phương pháp xử lý rác thải điện tử

Xử lý rác thải điện tử bằng phương pháp sinh học

Để khắc phục những hạn chế của giải pháp xử lý chất thải điện tử bằng thủy luyện và hỏa luyện, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sử dụng phương pháp sinh học vào quá trình xử lý. Phương pháp có tên là tẩy rửa sinh học (bioleaching) – một phương pháp được sử dụng từ thời Đế chế La Mã,  được ngành công nghiệp hiện đại khai thác trong nhiều thập kỷ để  chiết xuất kim loại từ quặng.

Quá trình tẩy rửa sinh học sử dụng một số vi khuẩn và nấm để biến đổi hóa học các kim loại, làm các kim loại này không thể dính vào đá xung quanh và làm nó hòa tan vào một dung dịch vi sinh, từ đó các kim loại được tẩy rửa sẽ trở nên phân lập và tinh khiết. Bioteaching khi  hoạt động chỉ cần một lượng nhỏ năng lượng nên chỉ thải ra môi trường rất ít khí cacbon, ngoài ra không sử dụng bất kì hóa chất nào nên rất an toàn và thân thiện với môi trường.

Mặc dù khá hiệu quả  khả năng xử lý rác thải điện tử và bảo vệ được môi trường, Bioteaching chỉ mới được nghiên cứu và từng bước xây dựng trên quy mô công nghiệp chứ chưa được đưa vào thực tiễn.

Nguyên nhân là do sự khác biệt trong tính chất của mỗi kim loại khác nhau nên cần nhiều nỗ lực liên tục phát triển phương pháp tái chế mới hoặc một hệ thống ổn định để biến đổi kim loại cho tương thích với quy trình. Bên cạnh đó, việc  tái chế chất thải công nghệ bằng phương pháp tẩy rửa sinh học dù ít gây ô nhiễm nhưng lại chậm hơn so với những phương pháp truyền thống.

Xử lý rác thải điện tử bằng cách nghiền thành bụi cực nhỏ

Giải pháp nghiền rác thải điện tử thành bụi nano được phát hiện bởi  những giáo sư bang Texas, Mỹ.  Một máy nghiền chứa buồng làm lạnh bằng khí ni tơ nhằm ngăn sự hòa quyện của các vật liệu dễ bị nhiệt làm tan chảy, cùng với khi argon và quả bóng thép nhỏ để nghiền nát những bảng mạch thành dạng  tách rời với kích thước siêu nhỏ khoảng 20 – 100 nanomet. Sau khi nghiền lạnh, những hạt phân tử sẽ được phân tách trong nước để tái sử dụng cho hoạt động sản xuất công nghệ.

Phương pháp này kinh tế hơn nhiều so với việc chôn lấp các rác thải điện tử hoặc dùng phương pháp thủy luyện và hỏa luyện  vì  có thể phá vỡ mọi hợp chất  thành dạng bột đồng nhất để tái sử dụng, giúp tiết kiệm được nhiều năng lượng và không tạo ra chất thải.

Xử lý rác thải điện tử bằng cách thay thế chất liệu chế tạo 

Bên cạnh việt ứng dụng hóa lý để xử lý rác thải điện tử, những nhà khoa học thuộc đại học Rice, Mỹ đã sử dụng chất liệu gỗ – vật liệu có thể tự hủy – để làm chất dẫn điện bằng cách chuyển đổi bề mặt gỗ thành graphene để sử dụng cho những thiết bị điện tử để thay thế cho chất liệu điện tử và họ đã vô cùng thành công.

Đồng thời, một nhóm nghiên cứu khác ở Mỹ, đứng đầu là giáo sư Zhenqiang Ma cũng sử dụng gỗ để làm chip cho máy thay vì sử dụng wafer bằng silicon.Cụ thể giáo sư Ma đã biến gỗ thành những tờ giấy nanocellulose, có thể uốn cong làm wafer để thay thế cho các chất liệu  như đồng và một vài loại hợp kim như GaAs, GaSb, GaP,…Theo Giáo sư Ma, chất liệu nanocellulose sẽ thay thế những vật liệu chất bán dẫn cần sử dụng trên chip mà không gây ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của vi mạch. Với chất liệu thay thế bằng gỗ, con chip có thể tự phân hủy khi thải ra môi trường.

Xử lý rác thải điện tử ở những cơ sở nào? 

Hiện tại ở Việt Nam có một dự án thu hồi và xử lý sản phẩm điện có tên là “Việt Nam tái chế”,  được khởi xướng bởi các nhà sản xuất thiết bị điện tử nhằm thu hồi và xử lý rác thải điện tử để bảo vệ môi trường.  Bên cạnh đó cũng có nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ thu gom và tái chế rác thải điện tử, nổi bật là công ty Đại Tín …

Công ty có uy tín lớn với giấy phép kinh doanh dịch vụ hợp pháp, quy trình xử lý được trang bị máy móc đời mới, công nghệ hiện đại và đội ngũ chuyên viên nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm, đảm bảo tất cả các thiết bị điện tử đã bị hỏng hoặc qua sử dụng được thu gom, phân loại đúng quy trình, sử dụng phương pháp xử lý theo yêu cầu của khách hàng và hạn chế tối đa chất thải độc hại thải ra môi trường.

Xử lý rác thải điện tử trải qua những công đoạn nào?

Giải pháp xử lý rác thải điện tử trải qua những bước sau:

Thu gom và vận chuyển:  Rác thải điện tử sẽ được cho vào thùng thu gom hoặc các địa điểm quy định tổng hợp rác thải điện tử và sau đó được  vận chuyển đến các nhà máy và cơ sở tái chế.

Nghiền nhỏ, tách thành các phần khác nhau:  Các nguyên liệu sạch sẽ được giữ lại để dùng sản xuất các sản phẩm mới. Với nghiền nhỏ, chất thải điện tử sẽ được cắt thành các mảnh nhỏ  khoảng 100mm để chuẩn bị cho việc phân loại tiếp theo. Sắt và thép sẽ được một nam châm khỏi tách ra dòng chất thải trên băng tải và sau đó mang đi tái chế và bán.

Phần còn lại sau khi tách sắt và thép sẽ được xử lý cơ học tách nhôm và đồng, sau cùng là thủy tinh bằng công nghệ tách nước.  Cuối cùng của quá trình phân tách là định vị và trích xuất tàn dư kim loại còn lại từ nhựa để lọc sạch dòng chất thải.

Thu hồi nguyên liệu có thể bán và tái chế: Sau khi các giai đoạn nghiền nhỏ, tách  thành phần thực hiện xong, các vật liệu thu được có thể được sử dụng như thiết bị dùng lắp ráp máy móc mới, mang đi tái chế bằng các phương pháp hỏa, thủy luyện hoặc mang đi bán, nhựa thu được sẽ được mang đi tái chế hoặc xử lý đúng với quy định bảo vệ môi trường.